Theo CNN, các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt hiện nay của Trung Quốc bao gồm lệnh phong tỏa cảng Thượng Hải nhằm theo đuổi chiến lược Zero-Covid đang giáng một đòn mạnh lên chuỗi cung ứng toàn cầu
Cuối tuần trước, Thượng Hải đã bổ sung thêm các hạn chế ở nhiều khu vực trong thành phố. Do đó, cảng Thượng Hải sẽ phải chịu thêm nhiều sự gián đoạn trong toàn bộ các hoạt động. Những bổ sung này được nhận định là sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng tắc nghẽn của hoạt động logistics. Thêm vào đó thì chi phí vận tải sẽ được đẩy cao hơn nữa.
Đầu tuần trước, chính quyền Thượng Hải đã công bố lệnh phong tỏa đối với thành phố 25 triệu dân này theo 2 giai đoạn. Chính điều này đã gây ra tình trạng ùn ứ tại cảng Thượng Hải. Thêm vào đó, đây được biết đến là cảng container bận rộn nhất thế giới với khối lượng xử lý gấp 4 lần so với cảng Los Angeles vào năm 2021.
Sự tắc nghẽn do lệnh phong tỏa
Theo hãng cung cấp dữ liệu vận chuyển toàn cầu – VesselsValue, số lượng tàu đang chờ xếp hàng và dỡ hàng tại cảng Thượng Hải đã tăng vọt lên hơn 300 tàu trong tuần này. Con số này là gấp 5 lần so với 2 tuần trước đó.
Theo nhận xét từ hãng nghiên cứu, tình trạng tắc nghẽn ở cảng Thượng Hải thường chỉ trở nên tồi tệ vào thời điểm này trong năm. Tùy mức tăng hiện tại là cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây cũng chỉ được nhận xét là ở mức bình thường.
Theo nhận xét từ giới quan sát, tình hình này sẽ có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong tháng 4. Cùng với đó, tốc độ tăng trưởng quý II/2022 của Trung Quốc có khả năng sẽ phải đối mặt với sự lao dốc trầm trọng. Nguyên nhân là bởi vì những bất ổn liên quan đến lệnh phong tỏa tại đất nước 1,4 tỷ dân này.
Dựa trên tính toán của Goldman Sách, các khu vực bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa này chiếm tới 30% GDP của Trung Quốc. Theo ước tính từ Natixis SA, tốc độ tăng trưởng của quý I đã giảm đến 1,8 điểm phần trăm bởi vì các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt.
Nhận định về hậu quả của lệnh phong tỏa cảng Thượng Hải
Theo ông Zhang Zhiwei, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, Thượng Hải đã bắt đầu bị phong tỏa vào cuối tháng 3. Do đó, các hoạt động kinh tế sẽ bị giảm tốc trong tháng 4 tới.
Theo VesselsValue, hiện nay các nhà quản lý và chuyên gia phân tích chuỗi cung toàn trên khắp thế giới đang bắt đầu lên kế hoạch nhằm đối phó với những hiệu ứng dây chuyền.
Theo Maersk – một công ty vận chuyển container hàng đầu thế giới, việc phong tỏa Thượng Hải sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn, từ đó đẩy chi phí lên cao. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa qua Thượng Hải sẽ phải chịu ảnh hưởng khoảng 30%. Nguyên nhân là vì phố Đông và phố Tây của thành phố này đều bị phong tỏa hoàn toàn.
Còn theo ông Louis Kuijs – nhà kinh tế trưởng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại S&P Global Ratings thì tác động kinh tế của Covid-19 đang giảm dần. Tuy nhiên, Omicron có thể sẽ là mối đe dọa lớn đối với nhu cầu nội địa cũng như sản lượng và chuỗi cung ứng của Trung Quốc.
Chao đảo chuỗi cung ứng toàn cầu
Tháng trước, Shanghai International Port Group cho biết, họ sẽ triển khai một hệ thống khép kín khi yêu cầu toàn bộ nhân viên ở các khu vực cụ thể phải tuân thủ những biện pháp nhất định nhằm ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19.
Tuy nhiên, do những hạn chế trong quá trình di chuyển là thời gian chờ đợi tại các trạm kiểm soát kéo dài, việc yêu cầu xét nghiệm và cách ly là hoàn toàn bắt buộc. Do đó, nhiều tài xế xe tải ở Trung Quốc sẽ gặp khó khăn để có thể giao hàng đúng hạn.
Tình trạng tắc nghẽn này được coi là một tin xấu với các công ty và người tiêu dùng trên khắp thế giới. Theo ông Bansi Madhavani – nhà kinh tế cấp cao của ANZ Research thì việc phong tỏa Thượng Hải được coi là một bước thụt lùi với chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong khi, vốn chuỗi cung ứng đã bị chao đảo do căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine. Cùng với đó, việc vận chuyển xuyên quốc gia cũng thế mà bị tác động, từ đó giá cước vận chuyển cũng vì thế mà tăng vọt.
Nhiều tháng qua, chuỗi cung ứng toàn cầu đã chịu tác động của các đợt bùng dịch Covid-19 và xung đột giữa Nga và Ukraine.
Cảng Thượng Hải vẫn hoạt động tuy nhiên lại chịu sự ảnh hưởng nghiêm trọng và dẫn đến tình trạng ùn ứ. Theo ông Madhavani thì việc vận chuyển xuyên quốc gia cũng vì đó mà chịu tác động, từ đo giá cước vận chuyển cũng sẽ tăng vọt.
Dự đoán hậu quả từ lệnh phong tỏa cảng Thượng Hải
Trước tình hình này, nếu Thượng Hải không nhanh chóng dỡ bỏ lệnh phong tỏa, thì tình trạng tắc nghẽn tại các cảng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Nomura cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải trả giá rất đắt bởi vì chiến lược Zero-Covid. Theo dự báo của ngân hàng, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 4,3%, được coi là thấp hơn nhiều so với các dự báo của tổ chức khác.
Đến nay, nhiều thị trường vẫn đánh giá thấp tình trạng nghiêm trọng của tình hình ở Trung Quốc. Tuy nhiên, lệnh phong tỏa cảng Thượng Hải đã gây chao đảo thị trường Logistics trong thời gian gần đây và nếu không nhanh chóng kết thúc lệnh phong tỏa cảng Thượng Hải, thị trường sẽ tiếp tục nhận nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Hiện nay, KTO Logistics,. JSC đang là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực vận tải tổng hợp. Với những thông tin trên đây, hi vọng bạn sẽ nắm bắt thông tin và cập nhật mọi vấn đề về tình trạng ùn tắc tại Thượng Hải. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp và hỗ trợ bạn.